Vai trò của Báo chí trong việc giữ gìn môi trường - Chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ mới
Truyền thông, báo chí giữ vai trò quan trọng, là mắt xích không thể thiếu trong công tác tuyên truyền các chính sách về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân.
Tầm quan trọng của truyền thông
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Báo chí cách mạng là một mặt trận chiến đấu của cách mạng; cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”.
Trong nhiều năm qua, bảo vệ môi trường được xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự nỗ lực và chung tay của cả cộng đồng xã hội, cả nhân loại trên toàn cầu. Trong đó, báo chí là phương tiện truyền thông chủ lực.
Trong rất nhiều nhiệm vụ và thách thức đặt ra, truyền thông về bảo vệ môi trường vẫn giữ một vai trò quan trọng, là mắt xích không thể thiếu để việc bảo vệ, gìn giữ môi trường trở nên hiệu quả nhờ sự thống nhất ý chí và hành động trên phạm vi rộng rãi nhất.
Có thể nói, các cơ quan báo chí, truyền thông là vũ khí sắc bén đấu tranh phê phán những hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện văn hóa, đạo đức lệch chuẩn; những quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Qua đó, góp phần quan trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng và nâng cao đạo đức trong Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trong công tác bảo vệ môi trường, truyền thông là một trong những phương tiện hữu hiệu không những vạch trần các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mà còn nêu bật những gương người tốt, việc tốt đã đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ môi trường chung, qua đó dần hình thành những nhóm người có cùng ý tưởng chung tay bảo vệ môi trường.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của báo chí, truyền thông với công tác bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường là giải pháp hàng đầu.
Trong đó, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và các thông tin về môi trường cho cộng đồng; đồng thời lên án nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường… tăng cường giáo dục đạo đức môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.
Không dừng lại ở đó, truyền thông về bảo vệ môi trường lại một lần nữa được khẳng định trong Nghị quyết số 24-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vừa mới được ban hành gần đây.
Trước đó, tại Diễn đàn Nhà báo với môi trường và biển đảo lần thứ III – 2019, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã nhấn mạnh: “Thay mặt Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng và chân thành cảm ơn các cơ quan thông tấn, báo chí đã góp phần không nhỏ trong quá trình lớn mạnh của ngành tài nguyên và môi trường”.
Bởi trong xu thế tin tức hiện nay, chủ đề tài nguyên môi trường luôn là trọng tâm, được cộng đồng đặc biệt quan tâm, được các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương thường xuyên đăng, phát với dung lượng, thời lượng nhiều hơn, nội dung chuyên sâu hơn. Đồng thời các cơ quan báo chí cũng đã thành lập, vận hành các chương trình, chuyên mục, chuyên trang, chuyên đề về tài nguyên và môi trường.
Vũ khí sắc bén trong truyền tải thông điệp môi trường
Những năm qua, vấn nạn ô nhiễm môi trường, khí thải độc hại vượt ngưỡng báo động, khai thác đến mức cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên nhức nhối. Cùng với những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt đã hiện hữu trong đời sống con người, để lại những hậu quả lâu dài, đã và đang đặt ra nhiều thách thức, nguy cơ mới cho nhân loại.
Hơn lúc nào hết, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững phải được đặt lên hàng đầu, trở thành nhiệm vụ trọng tâm khi tiến hành bổ sung, sửa đổi các chính sách pháp luật, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục nâng cao nhận thức, khuyến khích sự thay đổi bằng hành động cụ thể, hướng đến các giải pháp tổng thể, trong đó ưu tiên cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn chặt với bảo vệ môi trường.
Thể hiện vai trò của mình, báo chí đã nỗ lực thực hiện truyền tải những chính sách, thông điệp tốt đẹp để đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của đất nước trong những năm qua.
Theo đó, hàng trăm sự kiện với hàng nghìn tin, bài được các cơ quan thông tấn đăng tải xung quanh các sự kiện vì môi trường như: Chiến dịch Giờ Trái đất: Tiết kiệm điện trong 60 phút tắt đèn, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới... hay tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa, ô nhiễm từ chất bảo vệ thực vật… Những phong trào, hoạt động trên đã từng bước làm thay đổi nhận thức của mỗi người dân, mỗi tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và nêu cao trách nhiệm của mình nói riêng.
Ngoài ra, các sự kiện môi trường, các vụ việc gây ô nhiễm của các công ty xả thải trái phép hay câu chuyện xung quanh khu tập kết rác thải luôn là điểm nóng. Môi trường trở thành mảng đề tài được nhiều nhà báo, phóng viên quan tâm, khai thác.
Tại Diễn đàn Nhà báo - Nhà quản lý - Doanh nghiệp với tài nguyên môi trường, theo Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thị Thu Hoài, “Báo chí, truyền thông không chỉ phản ánh thực trạng và tác hại của ô nhiễm môi trường biển mà cần phân tích thấu đáo nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường biển, cạn kiệt nguồn tài nguyên biển.
Từ đó, truyền tải thông điệp về ý thức trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và mỗi người dân cần tự giác, chủ động, hành động khắc phục tình trạng đó”.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Thu Hoài, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần được tuyên truyền sâu sắc, toàn diện hơn nữa.
Những minh chứng đó đã khẳng định, báo chí là phương tiện tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức, cơ chế chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường đến với từng người dân, các tổ chức, góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã hội.
Đồng thời, báo chí góp phần tuyên truyền, cổ vũ các gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới có nhiều đóng góp trong công tác bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự chung tay và nhiệt tâm của cả cộng đồng xã hội, nhân loại trên toàn cầu, là trụ cột quan trọng của phát triển bền vững.
Do vậy, trong công tác bảo vệ môi trường, cơ quan truyền thông, báo chí giữ vai trò quan trọng, là mắt xích không thể thiếu trong công tác tuyên truyền các chính sách về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân.
Hôm nay (ngày 13/1) chỉ số ô nhiễm không khí Hà Nội ở mức xấu
13/01/2025, 17:25Hôm nay (8/1) ô nhiễm không khí mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe
08/01/2025, 10:41Hôm nay (ngày 6/1) Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất trong cả nước
06/01/2025, 13:03Đề xuất thí điểm phương án phun sương để giảm ô nhiễm bụi mịn
30/12/2024, 11:19Người thu gom có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại
21/12/2024, 12:59Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt rét mới
10/12/2024, 11:09Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có nơi rét dưới 10 độ
09/12/2024, 07:01Khí metan đang rò rỉ với tốc độ khủng khiếp khắp nơi trên hành tinh
05/12/2024, 14:13Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên mức đáng báo động
04/12/2024, 06:14Hôm nay, Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8
Hôm nay (30/11), kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc cuối cùng, quyết định nhiều nội dung quan trọng.
1.300 bệnh nhân khó khăn được hỗ trợ mổ tim và mắt từ Vinamilk
Vinamilk tiếp tục cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TPHCM để góp phần mang lại trái tim khỏe mạnh hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và ánh sáng cho gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.
Vinamilk tài trợ '132 kg đạm' cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội
Mỗi hộp Sữa hạt Cao Đạm Vinamilk chứa 12g đạm chủ yếu từ đậu Hà Lan, tương đương lượng đạm trong khoảng 50g ức gà, cũng là sản phẩm có tỉ lệ đạm thực vật (không đậu nành) cao nhất trong ngành sữa thực vật tại Việt Nam.
Chuyên gia nói gì về diễn biến đợt rét đậm ở miền Bắc và mưa lũ ở miền Trung?
Đợt không khí lạnh khiến miền Bắc chìm trong rét đậm, khu vực núi cao có thể xuất hiện băng. Không khí lạnh cũng tác động làm cho mưa lũ ở miền Trung diễn biến phức tạp hơn.
Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
Vừa qua, tại Thái Bình, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé” cho hơn 300 phụ nữ tỉnh Thái Bình.
Thái Bình: Giải phóng mặt bằng hơn 112ha tại huyện Thái Thụy để làm đường cao tốc CT.08
Dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) đoạn qua huyện Thái Thụy (Thái Bình) có chiều dài 16,2km, cần giải phóng mặt bằng 112,49ha. Đến ngày 21/11, 60/69 hộ dân đã ký đơn đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời hạn 30 ngày.
Không khí lạnh ở miền Bắc những ngày tới diễn biến thế nào?
Dự báo từ nay đến ngày 25/11, các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, trời hanh khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn.
Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
Thời tiết Hà Nội khi vào mùa đông không chỉ mang theo cái lạnh mà còn có những lớp bụi mịn dày đặc, khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) liên tục nằm trong nhóm kém và nguy hại.
Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 20.3 lần ngưỡng an toàn
Nhiều nơi ở Hà Nội có chất lượng không khí xấu, nồng độ bụi mịn PM2.5 gấp 20.3 lần mức cho phép. Air Visual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ ba thế giới trong ngày 14/11.