Thứ ba, 26/07/2022, 06:45 AM
  • Click để copy

Việt Nam nỗ lực hành động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu

Một trong các mục tiêu trọng tâm của Việt Nam trong thời gian tới là giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, xử lý chất thải được đẩy mạnh.

Việt Nam đang triển khai những bước đầu của việc chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo xanh, sạch hơn. Đây cũng là xu hướng tất yếu giúp đảm bảo một nền kinh tế bền vững.

Việt Nam đang triển khai những bước đầu của việc chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo xanh, sạch hơn. Đây cũng là xu hướng tất yếu giúp đảm bảo một nền kinh tế bền vững.

Đến năm 2030, giảm 32,6% lượng phát thải khí nhà kính trong năng lượng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Một trong các mục tiêu cụ thể của Đề án là các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, xử lý chất thải được đẩy mạnh. Đến năm 2030, khuyến khích sử dụng điện, năng lượng xanh trong giao thông vận tải, sử dụng 100% xăng E5; giảm 32,6% lượng phát thải khí nhà kính trong năng lượng, 43% trong nông nghiệp, 70% trong lâm nghiệp và sử dụng đất. Đồng thời tăng 20% lượng hấp thụ carbon, 60,7% trong xử lý chất thải, 38,3% trong các quá trình công nghiệp (so với kịch bản phát triển thông thường). Các giải pháp thu hồi và lưu giữ carbon từ các nguồn phát thải lớn được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi.

Xác định chi tiết tiềm năng năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam; xác định các khu vực biển thu hút các nhà đầu tư, đưa một số dự án điện gió ngoài khơi vào hoạt động ở các khu vực có tiềm năng.

Đến năm 2030, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối chiếm ít nhất 33% tổng sản lượng điện phát; giảm tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch; tham gia các tổ chức năng lượng quốc tế.

Nghiên cứu phát triển và sử dụng nhiên liệu amoniac xanh, hydro xanh

Đối với việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo, trong đó, phát triển các dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, thuỷ điện, năng lượng thuỷ triều, năng lượng sinh khối...); nghiên cứu phát triển và sử dụng nhiên liệu amoniac xanh, hydro xanh; lưu trữ năng lượng và phát triển công nghệ thu hồi, lưu giữ và sử dụng carbon. Đánh giá tiềm năng, trữ lượng các loại khoáng sản phục vụ sản xuất pin, lưu trữ năng lượng, ứng dụng trong lắp ráp các thiết bị, phương tiện không phát thải.

Bên cạnh đó, tăng cường điện khí hóa và sử dụng hiệu quả năng lượng trong dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải; phát triển lưới điện thông minh, vận hành các nguồn năng lượng mới, nguồn điện linh hoạt; thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; phát triển ô tô điện tại Việt Nam.

Đồng thời, nghiên cứu thành lập Trung tâm Năng lượng tái tạo quốc gia nhằm phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm và quản trị quốc gia trong lĩnh vực này. Xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IRENA) và Liên minh Năng lượng Mặt trời quốc tế (ISA) để thúc đẩy các hoạt động chuyển dịch năng lượng, huy động các nguồn vốn cho ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng.

Ngoài ra Đề án cũng đề cập đến việc nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng tại các đô thị mở rộng.

Cùng với đó, thúc đẩy chuyển đổi phương thức vận tải từ đường bộ sang đường sắt, đường thủy nội địa và vận tải ven biển; tăng cường kết nối các phương thức vận tải kết hợp dịch vụ logistics chất lượng cao, giảm hệ số chạy rỗng của phương tiện. Chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng, nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng tại các đô thị; mở rộng, phát triển giao thông phi cơ giới.

Thúc đẩy chuyển đổi hoạt động theo tiêu chí xanh, phát thải carbon thấp đối với các cảng, bến, nhà ga. Phát triển hạ tầng cung cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông vận tải; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh, phát thải carbon thấp; triển khai các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển đô thị xanh, thông minh, sinh thái và các công trình xây dựng xanh, phát thải các-bon thấp.

8 nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26

Đề án cũng đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Bao gồm

1. Hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

2. Tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, không phát thải mới; công nghệ lưu trữ năng lượng và công nghệ thu, giữ và sử dụng carbon.

3. Thúc đẩy giảm phát thải trong giao thông và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển đô thị và công trình xây dựng xanh.

4. Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải carbon thấp; bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng.

5. Bảo vệ, phục hồi các nguồn tài nguyên, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên.

6. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

7. Nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, tăng cường năng lực, truyền thông.

8. Thúc đẩy ngoại giao khí hậu.

Thực tế, Việt Nam đang triển khai những bước đầu của việc chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo xanh, sạch hơn. Đây cũng là xu hướng tất yếu giúp đảm bảo một nền kinh tế bền vững. Tầm nhìn xanh được thể hiện rõ nét trong Dự thảo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) đang được hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong bối cảnh công nghệ năng lượng mới nói chung và điện NLTT nói riêng ngày càng phát triển, chi phí sản xuất điện từ công nghệ năng lượng mới ngày càng cạnh tranh so với nguồn năng lượng truyền thống. Trong khi đó, việc đầu tư xây dựng các dự án điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí… dự kiến sẽ có nhiều rủi ro do yếu tố đầu vào bị tác động bởi tình hình quốc tế.

Các nguồn NLTT được đánh giá giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không chỉ góp phần đảm bảo nguồn cung cấp điện năng cho đất nước với chi phí hợp lý mà còn mang lại hiệu quả cao cho ngành công nghiệp sản xuất thiết bị, dịch vụ; gia tăng việc làm; tăng cường chuỗi cung ứng trong nước và thúc đẩy tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới mong muốn phát triển các dự án điện gió ngoài khơi. Đây là tín hiệu đáng mừng, kết quả bước đầu xuất phát từ tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, được tạo động lực từ những chính sách mạnh mẽ, chương trình, hành động cụ thể.

Thừa Thiên Huế: Ra quân Ngày Chủ nhật xanh chung tay vệ sinh môi trường biển

Thừa Thiên Huế: Ra quân Ngày Chủ nhật xanh chung tay vệ sinh môi trường biển

01/04/2024 11:31

Nhằm tuyên truyền nâng cao trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và người dân về ý thức bảo vệ môi trường, phòng Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Ngày Chủ nhật xanh ra quân vệ sinh môi trường biển.

Quảng Ninh: Nỗ lực di dời cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư

Quảng Ninh: Nỗ lực di dời cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư

31/03/2024 13:37

Các địa phương trong tỉnh Quảng nỗ lực thực hiện di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp (TTCN) gây ô nhiễm hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu dân cư.

Miền Bắc liên tiếp hứng chịu mưa đá, chuyên gia lý giải nguyên nhân?

Miền Bắc liên tiếp hứng chịu mưa đá, chuyên gia lý giải nguyên nhân?

30/03/2024 10:35

Hai ngày qua miền Bắc liên tục hứng chịu dông, lốc, mưa đá gây thiệt hại về hoa màu và tài sản của người dân. Nhiều chuyên gia khí tượng nhận định, do đang trong quá trình chuyển mùa hiện tượng trên sẽ còn xảy ra trong thời gian tới.

Tam Đảo: Hồ Đồng Nhập bị san lấp để kinh doanh homestay

Tam Đảo: Hồ Đồng Nhập bị san lấp để kinh doanh homestay

29/03/2024 10:59

Hồ Đồng Nhập, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc bị san gạt, đổ đất để xây dựng gần chục công trình không phép làm homestay. Trong quá trình xây dựng, mặc dù đã có các văn bản của cơ quan chức năng yêu cầu trả lại hiện trạng, nhưng điều lạ là các công trình này vẫn được hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Hà Nội sẽ lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3

Hà Nội sẽ lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3

29/03/2024 10:01

Chiều 28/3, tại buổi họp báo do UBND TP Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Thanh Tùng cho biết, sẽ báo cáo UBND thành phố, Bộ Công an lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Công an Hà Nội sẽ điều tra vụ cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

Công an Hà Nội sẽ điều tra vụ cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

29/03/2024 09:56

Ngày 28/3, UBND TP Hà Nội ban hành văn bản số 871/UBND-TTĐT về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh nghi vấn cây sao đen trăm tuổi ở Hà Nội bị bức tử trước khi đốn hạ.

Thêm nhiều địa phương điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10

Thêm nhiều địa phương điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10

28/03/2024 14:23

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu dừng tuyển thẳng, cộng điểm thí sinh có chứng chỉ IELTS vào lớp 10, nhiều địa phương đã điều chỉnh phương án tuyển sinh năm học 2024-2025. Năm học 2024-2025, Hà Nội dành hơn 60% chỉ tiêu vào lớp 10 công lập

Chăm lo, đồng hành với thanh niên

Chăm lo, đồng hành với thanh niên

27/03/2024 10:24

Tháng Thanh niên không chỉ có ý nghĩa phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà còn là dịp để toàn xã hội chăm lo cho thanh niên.

Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 lại 'nóng'

Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 lại 'nóng'

26/03/2024 11:55

Nhu cầu đi chơi dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 sắp tới tăng cao khiến giá vé máy bay cũng tăng "nóng" từng ngày, có chặng nội địa lên tới hơn 13 triệu đồng/vé.