Chuyên gia khuyến cáo không để các nhà đầu cơ mua gom bất động sản
Để xây dựng chính sách bất động sản bền vững, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, không thể để cho các nhà phát triển BĐS mua gom, tích trữ đất đai, tài sản với nguồn lợi nhuận khổng lồ trong tương lai trong khi nhu cầu thiết yếu của người dân không được đáp ứng.

Không đặt ra room tín dụng riêng cho bất động sản
Thực tế, thị trường bất động sản có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế và có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều ngành sản xuất. Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cũng sẽ giúp khơi thông hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.
Trong năm 2022, thị trường đang gặp một số khó khăn, vướng mắc, trong đó có nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Thứ nhất, kênh trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung dài hạn để hỗ trợ tích cực để giảm phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, trong khi đó kênh vốn ngân hàng 80% là vốn ngắn hạn, nên cần có các giải pháp khôi phục trở lại.
Về phía các ngân hàng, trong những tháng cuối năm, đặc biệt từ tháng 10/2022, khi sự cố của SCB xảy ra, bản thân các ngân hàng thương mại phải lo về thanh khoản, để bảo đảm bất cứ người dân rút tiền lúc nào đều có khả năng trả nên chính bản thân các ngân hàng thương mại phải cân đối nguồn vốn cho phù hợp để cấp tín dụng cho bất động sản vì tín dụng bất động sản thường là giá trị lớn, kỳ hạn dài. Bản thân các ngân hàng thương mại cũng tự quyết định trong việc cấp tín dụng.
Các dự án bất động sản, 70% vướng mắc về mặt pháp lý. Khi chưa có đủ cơ sở pháp lý và xác định được giá đất, bản thân các dự án phải bảo đảm tính khả thi, chứng minh được khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, DN chưa chứng minh được nên bản thân tổ chức tín dụng khó có thể cho vay, đây là ý kiến phản ánh trong hội nghị tín dụng bất động sản mà các ngân hàng đã nêu. Vì vậy, nếu vướng mắc về mặt pháp lý được tháo gỡ, sẽ giúp cho khơi thông dòng vốn tín dụng của ngân hàng.
Về mất cân đối cung cầu trên thị trường, về phân khúc cao cấp, ở đây tín dụng trong những năm qua vào lĩnh vực này khá lớn. Hiện nay với những dự án vừa chưa có cơ sở pháp lý, giá nhà chưa phù hợp nên khách hàng chưa quyết định mua.
Vì vậy phân khúc này cần hoàn thiện thủ tục pháp lý, đã xây xong nhà phải có sổ hồng, sổ đỏ thì người dân mới mua và lưu ý về giá cả như Thủ tướng nói. Nếu hai điều này được cân nhắc và có sự điều chỉnh thì sẽ kích thích nhu cầu mua nhà đối với phân khúc cao cấp này.
Thắt chặt tín dụng với hành vi mua bất động sản đầu cơ
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ khó và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho biết, đất đai là tài nguyên quý hiếm, nhà ở là nhu cầu thiết yếu.
Để xây dựng chính sách bất động sản bền vững, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, không thể để cho các nhà phát triển bất động sản mua gom, tích trữ đất đai, tài sản với nguồn lợi nhuận khổng lồ trong tương lai trong khi nhu cầu thiết yếu của người dân không được đáp ứng.
Đây là thất bại của các quốc gia Đông Nam Á khi để đất đai quá “sốt”, để những thành phố mang tên các đại gia, để lợi ích vào tay nhà đầu cơ thay vì người dân.
GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhìn nhận, khi thị trường bất động sản bị ngưng trệ, sẽ kéo theo hàng loạt các hoạt động kinh tế bị đình trệ theo, nguy cơ gây đình trệ tăng trưởng, thậm chí dẫn đến suy thoái.
Do vậy, việc tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, ách tắc của thị trường bất động sản không chỉ là giải cứu bất động sản mà chính là tháo gỡ nút thắt, khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế phát triển, đồng thời là giải pháp để giải phóng các khoản nợ của hệ thống tài chính đang nằm trong các dự án bất động sản dở dang.
"Có hai nút thắt chính là thiếu nguồn lực tài chính do dư nợ tín dụng cao và các khoản nợ trái phiếu đã đến hạn thanh toán, bên cạnh đó là vướng mắc về mặt pháp lý khiến nhiều dự án không thể triển khai", ông Cường phân tích.
Trong bối cảnh đó, GS.TS Hoàng Văn Cường đề xuất ngân hàng cần kiểm soát không cho vay mua bất động sản núp bóng tiêu dùng dân cư đối với các bất động sản không phải là nhà ở thu nhập thấp, để buộc các doanh nghiệp phải hạ giá bán, thu hút những người có sẵn tiền mua chờ tăng giá; ngân hàng không tài trợ vốn cho các hành vi mua bất động sản đầu cơ.
Đối với các dự án đang triển khai dở dang, nếu hoàn thành sẽ có khả năng đưa vào sử dụng, có khả năng thanh khoản ngay thì ngân hàng nên khoanh các khoản nợ cũ của doanh nghiệp và tiếp tục tài trợ vốn để hoàn thành dự án, đưa sản phẩm ra thị trường. Đồng thời phải kiểm soát dòng vốn vay giải ngân vào đúng các hoạt động hoàn thiện dự án và quản lý dòng tiền bán hàng để thu hồi các khoản nợ ngân hàng đã tài trợ.
Việc làm như trên không chỉ giúp các hoạt động đầu tư, kinh doanh và thị trường bất động sản được tái lập mà các nguồn vốn vay của ngân hàng đã đổ vào dự án sẽ được thu hồi. Cần kiểm soát chặt chẽ, không để dòng vốn tín dụng đổ vào các dự án không có khả năng hoàn thành, khó tiêu thụ, hoặc đảo nợ các khoản vay cũ đến hạn.
"Đây chính là việc thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt: mở rộng đối với các dự án có triển vọng, nhưng thắt chặt đối với các doanh nghiệp xác chết và mua bất động sản đầu cơ", ông Cường nhấn mạnh.
Cùng chủ đề
Bộ Tài chính nói gì về đề xuất đánh thuế nhà, đất thứ 2 ở TP.HCM?
Savills: Khó khăn pháp lý kéo dài có thể khiến giá bán bất động sản ở mức cao kéo dài
Các 'ông lớn' ngân hàng bắt đầu giảm lãi cho vay bất động sản
Nhiều tiềm năng cho bất động sản khu Tây Bắc TP.HCM
Thủ tướng: Các doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Cần đánh giá kỹ về hiệu quả và sự cần thiết
28/03/2023, 07:07
Vi phạm về thuế, Tập đoàn Hoa Sen bị phạt và truy thu gần 3 tỷ đồng
24/03/2023, 06:19
Giá xăng quay đầu giảm mạnh, dầu giảm tới hơn 1.000 đồng/lít
21/03/2023, 15:45
Hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước ngày 1/4
21/03/2023, 06:31
Thị trường dầu mỏ bất ổn: Các nhà đầu tư làm gì?
19/03/2023, 07:45
Những mảng rừng xanh vun đắp tâm hồn tại KĐT Ecopark
19/03/2023, 07:41
Thị trường phản ứng thế nào trước sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ?
18/03/2023, 06:33
Vé 0 đồng bay thẳng Brisbane, khám phá Úc dễ dàng cùng Vietjet!
18/03/2023, 06:20'Chất keo' gắn kết, 'chữa lành' cuộc sống tại Ecopark
Tiêu chí chọn chốn an cư giờ đây không còn bó hẹp bởi vị trí, tiện ích mà với những người có tư duy cấp tiến, nhóm tiêu chí đầu tiên họ chọn phải là giá trị cuộc sống được thụ hưởng mỗi ngày và tương lai con trẻ.
Khách hàng mất gần 47 tỷ đồng gửi ngân hàng Sacombank Khánh Hòa: Luật sư nói gì?
Khách hàng đã phải gửi đơn lên Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an kêu cứu sau khi gửi tiền vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Ngân hàng Sacombank, chi nhánh tỉnh Khánh Hòa) nhưng sau đó bị mất gần 47 tỷ đồng.
Luật Giá (sửa đổi): Nên giữ hay bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Nhiều ý kiến tán thành về sự cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu bởi cho rằng Quỹ bình ổn là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.
Các công ty chứng khoán đang nắm giữ hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu
Năm 2022, nhiều công ty chứng khoán như SSI, VNDirect... đẩy mạnh nắm giữ trái phiếu, trong đó phần lớn các trái phiếu chưa niêm yết.
Hàng nghìn tỷ đồng được các ngân hàng thu ngoài tín dụng từ đâu?
Nguồn thu nhập của ngân hàng (NH) đến từ hai hoạt động cụ thể là nguồn thu từ lãi và nguồn thu ngoài lãi. Nguồn thu từ lãi gồm các khoản thu từ hoạt động cho vay của NH, đây là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của NH. Ngoài ra, việc bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng đang mang về nguồn thu ngoài tín dụng lên tới hàng nghìn tỷ đồng cho nhiều nhà băng.
Đề xuất xây dựng Luật đô thị đặc biệt cho TP.HCM
Bộ Xây dựng đề nghị cân nhắc đề xuất xây dựng luật đô thị đặc biệt cho TP.HCM, nhằm nâng cao năng lực quản lý đô thị và phát triển đô thị bền vững.
Chiều 13/3, giá xăng dầu đồng loạt tăng
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, tại kỳ điều hành giá xăng dầu hôm nay 13/3, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng trích lập quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với 02 loại xăng khiến giá các loại xăng dầu thông dụng tăng từ 241 đến 724 đồng.
Thanh tra 11 ngân hàng về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã thanh tra đột xuất 11 ngân hàng và xử phạt những đơn vị vi phạm về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Vì sao xăng dầu nhập khẩu tăng đột biến?
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tổng cộng 2,8 tỷ USD để nhập khẩu 1,92 triệu tấn xăng dầu thành phẩm và 1,8 triệu tấn dầu thô.