Năm 2024 - Thế giới sẽ đối mặt với thời tiết cực đoan?
Sau 1 năm chịu tác động mạnh của hiện tượng El Nino, thế giới sẽ có thể chứng kiến hiện tượng La Nina hình thành trong nửa sau năm 2024, kéo theo thời tiết cực đoan ở Thái Bình Dương.
Đây là dự báo mới được Trung tâm Dự báo khí hậu (CPC) thuộc Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) đưa ra.
Những dấu hiệu của mô hình khí hậu toàn cầu El Nino mạnh kỷ lục trở nên rõ ràng trong các tuần gần đây, bao gồm cháy rừng nghiêm trọng ở Nam Mỹ và ngập lụt ở California. Theo dự báo của CPC, hiện tượng El Nino kéo theo thời tiết nóng, khô ở châu Á và mưa lớn bất thường ở nhiều vùng của châu Mỹ sẽ chấm dứt trong nửa đầu năm 2024. Khoảng tháng 4 đến tháng 6, các điều kiện thời tiết trở nên trung tính hơn. Sau đó, có đến 55% khả năng La Nina sẽ xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 8.
Thông thường, khi La Nina xuất hiện, các nước ở Đông Nam Á, Australia và Ấn Độ sẽ chứng kiến nhiều mưa tuyết hơn, trong khi thời tiết tại các vùng trồng ngũ cốc và hạt có dầu ở châu Mỹ sẽ khô hơn.
CPC nêu rõ dù các dự báo thực hiện trong mùa xuân có độ chính xác thấp hơn nhưng trong quá khứ từng có thời điểm La Nina xuất hiện sau khi El Nino mạnh kết thúc.
Sự phát triển của La Nina có nhiều tác động lớn tới thời tiết ở Mỹ nói riêng và trên khắp thế giới nói chung. Nó có thể tạm thời làm chậm sự ấm lên toàn cầu bắt đầu cách đây khoảng 9 tháng khi El Nino bắt đầu ảnh hưởng. La Nina cũng nổi tiếng thúc đẩy mùa bão mạnh với sức tàn phá lớn ở Đại Tây Dương, đồng thời làm tăng điều kiện khô hạn ở Nam California và vùng trung tây nước Mỹ. La Nina có xu hướng làm dịu nhiệt độ toàn cầu. Dù không chấm dứt sự ấm lên của hành tinh kéo dài suốt một thập niên qua, La Nina có thể giảm bớt mức độ ấm lên cực hạn mà các nhà khoa học quan sát gần đây.
Theo cơ quan phụ trách vấn đề biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus Climate Change Service, tháng 1-2024 là tháng ấm nhất trong lịch sử trái đất. Đây cũng là tháng thứ 8 liên tiếp nhiệt độ ở mức cao kỷ lục. Nó cũng đánh dấu kết thúc thời kỳ 12 tháng trái đất cán mốc ấm lên đáng lo ngại là 1,50C so với mức trung bình thế kỷ XIX, trước khi tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trở nên phổ biến.
Chuyên gia Sabrin Chowdhury, trưởng nhóm phân tích hàng tiêu dùng tại BMI cho hay, hiện tượng La Nina có thể ảnh hưởng tới sản lượng lúa mì và ngô ở Mỹ, đậu nành và ngô ở khu vực Mỹ Latinh, trong đó có Brazil.
Trước đó, trong năm 2023, Ấn Độ, nhà cung cấp gạo lớn nhất thế giới đã hạn chế xuất khẩu gạo sau khi sản lượng giảm vì tác động của hiện tượng gió mùa. Trong khi đó, các nước trồng cọ và lúa ở Đông Nam Á cũng đón nhận lượng mưa thấp hơn thông thường.
Một chuyên gia thuộc Cơ quan Khí tượng Ấn Độ đánh giá, nếu La Nina xuất hiện kết hợp với gió mùa sẽ có lợi cho hoạt động nông nghiệp, gió mùa sẽ mang theo lượng mưa đáng kể trong thời gian xảy ra La Nina.
Các đợt gió mùa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, có vai trò quan trọng với nền kinh tế Ấn Độ, mang lại gần 70% lượng mưa tại quốc gia nông nghiệp phụ thuộc vào thủy lợi này.
Thời tiết trái đất chịu ảnh hưởng của El Nino hay La Nina phụ thuộc vào điều kiện dọc theo vùng xích đạo ở Thái Bình Dương. Khi gió mậu dịch thổi từ đông sang tây trở nên yếu đi hoặc thậm chí đảo chiều, nước biển ấm tụ lại dọc bề mặt vùng trung tâm và phía Đông Thái Bình Dương, dẫn tới hiện tượng El Nino và hiệu ứng dây chuyền đối với thời tiết trên khắp thế giới, bao gồm điều kiện ấm hơn bình thường ở miền Nam nước Mỹ, bao gồm Nam California, mùa bão Đại Tây Dương yếu đi, hạn hán cháy rừng ở Indonesia và phía Nam châu Phi.
Các chuyên gia dự đoán khí hậu ở NWS thông báo độ ấm ở khu vực phía Đông và Trung đông Thái Bình Dương giảm đi trong tháng 1 và mô hình gió gắn liền với El Nino cũng vậy. Trong khi đó, mô hình dự đoán khí hậu chỉ ra El Nino sẽ tiếp tục yếu dần trong những tháng mùa xuân. Theo dự đoán, có 79% khả năng điều kiện “trung hòa”, vắng bóng cả hiện tượng El Nino và La Nina, sẽ diễn ra trong thời gian từ tháng 4 tới tháng 6-2024.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh có thể rất khó dự đoán El Nino hoặc La Nina sẽ diễn biến như thế nào trong tháng mùa xuân do mô hình thường chuyển đổi vào khoảng thời gian đó, khiến việc dự đoán xu hướng trở nên thách thức hơn. Nhưng sự chuyển biến nhanh sang La Nina khá phổ biến sau thời kỳ El Nino mạnh kỷ lục, tương tự đợt El Nino hiện nay. Theo Tom Di Liberto, nhà khoa học khí hậu ở Cục Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ, ví dụ tương tự từng xảy ra vào đợt El Nino mạnh năm 1997-1998 và 1982-1983.
Bất kể yếu nhanh tới mức nào, El Nino nhiều khả năng vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới mô hình khí hậu toàn cầu trong vài tháng tới. “Dù đã qua cao trào, nó vẫn còn sức tác động”, Di Liberto nói.
Các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ sự chuyển đổi từ mô hình gây ấm lên toàn cầu của El Nino sang ảnh hưởng hạ nhiệt của La Nina có thể tác động như thế nào tới nhiệt độ trung bình trên thế giới. Điều đó có thể giúp giải đáp câu hỏi thiết yếu là tốc độ ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu có đang gia tăng hay không.
Có thể việc chuyển sang La Nina sẽ làm dịu nhiệt độ toàn cầu năm 2024 và ngăn con số vượt quá năm 2023, chứng minh giả thuyết năm 2023 là mốc đánh dấu lộ trình ổn định đối với nhiệt độ toàn cầu, theo Gavin Schmidt, Giám đốc Viện Nghiên cứu không gian Goddard của NASA.
Nhưng nếu năm 2024 kết thúc ấm hơn dự đoán của nhà khoa học, bất chấp sự tồn tại của mô hình La Nina, điều đó có thể tăng thêm bằng chứng hệ thống đã thay đổi. Sự thay đổi khí hậu cũng cung cấp thêm dữ liệu và cơ hội để tìm hiểu hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể ảnh hưởng tới El Nino và La Nina như thế nào. Các nhà khoa học khí hậu vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng, nhưng họ nghi ngờ tần suất của những sự kiện El Nino và La Nina mạnh nhiều khả năng sẽ tăng lên trong suốt thế kỷ tới.
Hiện tượng El Nino kéo theo thời tiết nóng, khô ở châu Á và mưa lớn bất thường ở nhiều vùng của châu Mỹ sẽ chấm dứt trong nửa đầu năm 2024. Sau đó, có đến 55% khả năng La Nina sẽ xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 8. Khi La Nina xuất hiện, các nước ở Đông Nam Á, Australia và Ấn Độ sẽ chứng kiến nhiều mưa tuyết hơn, trong khi thời tiết tại châu Mỹ sẽ khô hơn.
Cùng chủ đề
Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm, ứng phó với thời tiết cực đoan
Hiện tượng La Nina gây mưa, bão nhiều hơn có thể kéo dài đến năm 2023
Dự báo thời tiết ngày mai 8/4: Cảnh báo thời tiết cực đoan Tây Nguyên, Nam bộ; Hà Nội giảm mưa
Thừa Thiên Huế: Bàn giao hàng trăm ngôi nhà chống bão lũ cho người dân
Bão là gì? Bão hình thành và hoạt động như thế nào?
Bão Yagi có thể mạnh cấp 12, giật cấp 15 trên Biển Đông
05/09/2024, 12:26Thời tiết 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 như thế nào?
02/09/2024, 09:00TP HCM xử lý nghiêm các hoạt động xả thải gây ô nhiễm nguồn nước
31/08/2024, 15:14Nghệ An: Quy định về quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn
23/08/2024, 14:11Cá chết hàng loạt tại hồ nước lớn nhất tỉnh Quảng Bình
08/08/2024, 09:47Dự báo miền Trung sẽ đón một đợt nắng nóng gay gắt
05/08/2024, 12:00Chất độc xyanua là gì? Người bị nhiễm độc xyanua thường có dấu hiệu ra sao?
Với số ca nhiễm độc xyanua hằng năm cao và số ca đầu độc giết người bằng xyanua ngày một nhiều, người dân cần nắm rõ được dấu hiệu nhiễm độc xyanua để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ bản thân.
Thông tin mới nhất vụ sạt lở đất vùi lấp xe khách ở Hà Giang: 11 người tử vong, 4 người bị thương
Theo thông tin mới nhất, tổng số người bị nạn trong vụ sạt lở vùi lấp xe khách ở Hà Giang được chính xác là 15 người với 11 người tử vong, 4 người bị thương. Hiện Thủ tướng đã chỉ đạo làm rõ nguyên nhân vụ sạt lở có tính chất nghiêm trọng này.
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Khi dân số Việt Nam vượt mốc 100 triệu người
Theo công bố của Cục Dân số, dân số Việt Nam vừa vượt mốc 100 triệu dân. Con số này đến sớm hơn hai năm so với dự báo hồi năm 2017 của Viện Chính sách công và quản lý.
Người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu được trợ cấp hàng tháng
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó quy định chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Số phận những tấm pin mặt trời cũ sẽ đi về đâu, có gây hại cho môi trường?
Không thể phủ nhận ưu điểm vượt trội của ngành năng lượng mặt trời nhưng bài toán hóc búa về quy trình tái chế tấm pin mặt trời cũ vẫn luôn khiến các nhà nghiên cứu phải đau đầu.
Bệnh Bạch Hầu xuất hiện - Sở Y tế Hà Nội phản ứng ra sao?
Chiều 8/7 Cục Y tế dự phòng (BYT) đã có công văn khẩn gửi Sở Y tế Nghệ An và Sở Y tế Bắc Giang về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Bớt túi ni-lông, thêm nhiều mầm sống
Mặc dù tiện dụng nhưng các sản phẩm túi ni-lông và nhựa dùng một lần đang gây ra mối nguy hại lớn cho môi trường và sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và xã hội toàn cầu.
Thời tiết hôm nay 1/7: Cập nhật tin thời tiết mới nhất trong ngày
Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất hôm nay 1/7/2024. Dự báo tin thời tiết ngày 1/7/2024 tại Hà Nội và các khu vực trên cả nước.