Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
Ngân hàng Thế giới (WB) đã bỏ phiếu vào thứ Ba (15/10) để thay đổi các quy định cho vay nhằm “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, Chủ tịch WB Ajay Banga nói với Reuters NEXT.
Ông Banga cho biết chi nhánh Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) của ngân hàng này sẽ giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn cho vay xuống 1 điểm phần trăm xuống còn 18%, chấp nhận gánh thêm rủi ro khi tiếp tục thực hiện các cải cách trong báo cáo độc lập được lập cho các nền kinh tế lớn của Nhóm G20 và được các cổ đông yêu cầu, bao gồm cả Hoa Kỳ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters NEXT Newsmaker, ông Banga cho biết động thái này, cùng với những thay đổi trong chính sách định giá của ngân hàng, có nghĩa là ngân hàng sẽ tăng khả năng cho vay lên tổng cộng 150 tỷ USD trong vòng 7 - 10 năm tới thông qua việc điều chỉnh bảng cân đối kế toán.
Những điều chỉnh này diễn ra vào thời điểm các thách thức toàn cầu gia tăng như xung đột ở Ukraine, bạo lực leo thang ở Trung Đông, thảm họa khí hậu ngày càng tồi tệ và mức nợ công khổng lồ. Ông Banga cho biết, một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất đang nổi lên là khoảng cách giữa gần 800 triệu việc làm cho 1,2 tỷ người sẽ đến tuổi lao động trong 10 năm tới.
Một số chuyên gia ước tính rằng các nước đang phát triển và thị trường mới nổi sẽ cần ít nhất 3 nghìn tỷ USD tiền tài trợ hàng năm để giải quyết các đại dịch trong tương lai, biến đổi khí hậu và các thách thức khác.
Lần gần nhất IBRD thay đổi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn cho vay là vào năm 2023, giảm từ 20% xuống 19%.
"Chúng tôi đã nhận được sự chấp thuận của hội đồng quản trị để thay đổi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn cho vay xuống thêm 1% nữa, nghĩa là chúng tôi sẽ cho vay được nhiều hơn", ông Banga cho biết. Khi được hỏi liệu có thể điều chỉnh nữa không, ông Banga cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục xem xét các công cụ mới như vốn hỗn hợp và các cách để tối ưu hóa bảng cân đối kế toán của mình.
Ngân hàng cho biết họ có thể giảm tỷ lệ này trong khi vẫn bảo đảm được xếp hạng tín dụng AAA của mình bằng cách tăng cường hệ thống giám sát xếp hạng tín dụng và bổ sung các biện pháp dự phòng nếu "bối cảnh căng thẳng" xảy ra.
WB cho biết trong một tuyên bố rằng ngân hàng cũng đã phê duyệt những thay đổi trong cơ cấu lãi suất để giúp các quốc gia đi vay dễ dàng tiếp cận vốn và trả nợ dễ dàng hơn, bao gồm lãi suất chiết khấu cho các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay 7 năm và mở rộng mức lãi suất thấp nhất của IBRD cho các quốc gia nhỏ dễ bị tổn thương hơn.
Ông Banga cho biết, WB cũng đang thúc đẩy việc bổ sung quỹ cho vay dành cho các quốc gia nghèo nhất thế giới (IDA), hơn 100 tỷ đô la, đồng thời nói thêm rằng mục tiêu 120 tỷ đô la là có cơ sở, như đề xuất của một số nhà lãnh đạo châu Phi và Caribe.
"Nếu đạt được con số 120 tỷ USD thì đây sẽ là một con số ấn tượng, đó là mục tiêu mà chúng tôi đang hướng tới", ông nói.
Để đạt được con số này, các cổ đông của WB và các nước tài trợ sẽ phải tăng đóng góp từ 24 tỷ USD lên 30 tỷ USD, và đây sẽ là một thách thức khi xét đến sự tăng giá của đồng đô la Mỹ và những thách thức về tài chính trong nước.
"Chúng tôi quyết tâm để vượt qua điều này", ông nói và lưu ý rằng Đan Mạch đã tuyên bố tăng 40% đóng góp của mình và các quốc gia khác bao gồm Anh và Tây Ban Nha đang cân nhắc việc tăng thêm.
Ông cho biết ông khá lạc quan rằng Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng sẽ đóng góp "một con số khủng", nhưng không nêu chi tiết.
Ông Banga cho biết sẽ gặp Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen, người đi đầu trong việc kêu gọi WB đáp ứng các nhu cầu hiện tại.
"Nhìn chung, bà Yellen rất ủng hộ những việc chúng tôi đã thực hiện", ông nói, đồng thời lưu ý rằng ngân hàng cũng đang nỗ lực rút ngắn thời gian từ đề xuất đến phê duyệt của hội đồng quản trị đối với các dự án mới.
Ông cho biết, ngân hàng mất trung bình 19 tháng từ đề xuất đến phê duyệt, nhưng hiện đã giảm xuống còn 16 tháng và "hướng tới 12 tháng", đồng thời nói thêm rằng một số dự án đã được phê duyệt trong vòng chưa đầy một năm.
Ông Banga cho biết một hội đồng mới do ông thành lập để giải quyết cuộc khủng hoảng việc làm, do Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam và cựu Tổng thống Chile Michelle Bachelet đứng đầu, sẽ họp lần đầu tiên trong cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và WB vào tuần tới.
Cùng chủ đề
WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
Căng thẳng địa chính trị gia tăng có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến kinh tế thế giới
Xung đột Israel-Hamas sẽ khác với những cuộc chiến tranh trước đó tại Trung Đông
5 khuyến nghị giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Hà Nội
WB: Kinh tế Việt Nam đối mặt nhiều lực cản
Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
25/10/2024, 11:34Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
16/10/2024, 16:01Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
14/10/2024, 15:40Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
10/10/2024, 15:01Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
05/09/2024, 12:26Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
02/09/2024, 09:02Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
26/08/2024, 14:34Mỹ tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
12/06/2024, 11:24Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ được lợi gì nếu ông Trump tái đắc cử?
Khi hàng trăm nhà khoa học khí hậu quốc tế dự báo hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ vượt qua ngưỡng nguy hiểm, ngành dầu khí đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump với một loạt sắc lệnh hành pháp sẵn sàng được ký vào ngày đầu tái đắc cử.
Cuộc tấn công bất ngờ làm rung chuyển ngành đá phiến Mỹ
Những cáo buộc của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) rằng người tiên phong về đá phiến Scott Sheffield đã thông đồng với OPEC để hỗ trợ giá dầu thô, khiến các nhà điều hành dầu mỏ Mỹ đang theo đuổi các thỏa thuận trị giá hơn 100 tỷ USD cảm thấy lo lắng.
Thảm họa thời tiết của Brazil: mưa bão lớn khiến 10 người thiệt mạng, 21 người mất tích
Chưa kịp hoàn hồn sau đợt nắng lịch sử lên tới 62,3 độ vào hồi tháng 3 vừa qua, Brazil tiếp tục đối mặt với trận mưa bão lớn nhất trong những năm trở lại đây.
Lốc xoáy khiến bầu trời Quảng Đông, Trung Quốc tối sầm như ngày tận thế, 5 người thiệt mạng
Sau nhiều người mưa to gió lớn dầm dề, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc đã bất ngờ gặp trận lốc xoáy lớn gây ra thiệt hại về cả người và tài sản.
IMF nâng mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Nga
Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất được công bố hôm thứ Ba 16/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024.
Bất chấp kêu gọi của Mỹ, Ukraine vẫn tấn công các nhà máy lọc dầu Nga
Theo các quan chức Mỹ giấu tên, việc Kiev từ chối nhượng bộ đã khiến căng thẳng gia tăng giữa Ukraine và Washington – đối tác quân sự hàng đầu của nước này.
Tổng thống Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu LNG để đổi viện trợ cho Ukraine
Thị trường đang nóng lòng chờ đợi quyết định từ Nhà Trắng về việc có thể dỡ bỏ lệnh cấm đối với các dự án xuất khẩu LNG mới khi chính quyền Biden tìm kiếm đòn bẩy để giành được sự chấp thuận của Đảng Cộng hòa đối với gói viện trợ mở rộng cho Ukraine.
Nếu có tận thế do thay đổi khí hậu, hộp đen Trái đất này sẽ lưu trữ lại toàn bộ dữ liệu
Dự án về hộp đen Trái đất hy vọng sẽ khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường trên quy mô toàn cầu cả ở thời điểm hiện tại và mai sau.
Thảm khốc sập cầu ở Baltimore, Mỹ: 6 người được cho là đã thiệt mạng
Hiện nay giới chức thành phố Baltimore, Mỹ vẫn chưa thống kê chính xác được con số thương vong cụ thể của vụ sập cầu Francis Scott Key.